Vì sao tuổi thọ của người Nhật lại cao?
Nhật Bản luôn được thế giới biết đến là quốc gia có dân số già và có tuổi thọ trung bình thuộc vào nhóm cao nhất thế giới. Theo thống kê gần nhất của WHO năm 2020, tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản là 85,03 năm, trong đó phụ nữ là 88,09 tuổi và nam giới là 81,91 tuổi. Tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản hiện nay cao thứ 2 thế giới chỉ sau Hồng Kông.
Vậy tại sao người Nhật sống lâu như vậy? Bí quyết nào của người Nhật giúp họ có thể sống thọ đến vậy ? Hãy cùng MSS Việt Nam khám phá ngay qua bài viết dưới đây.
Cứ 1.500 người Nhật lại có 1 người thọ trên 100 tuổi.
Theo thống kê từ Bộ Y tế và phúc lợi Nhật Bản thì tính đến giữa tháng 9 năm 2020 cả nước Nhật đã có đến 80.450 người từ 100 tuổi trở lên. Như vậy cứ 1.500 người Nhật lại có 1 người sống thọ ít nhất là 100 tuổi.
Cũng theo thống kê của Bộ Y tế Nhật và WHO 2020 thì tuổi thọ trung bình của người Nhật hiện đang đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Hồng Kông, với độ tuổi trung bình đạt ngưỡng 85,03, con số kỷ lục chưa từng thấy.
Bộ này cũng cho biết, số lượng người trên 100 tuổi tại Nhật đã liên tục tăng trong vòng 50 năm qua và còn tiếp tục gia tăng trong các năm tới.

Hiện nay, cụ bà Tanaka người Nhật Bản đang là người đang nắm giữ kỷ lục Guinness thế giới về tuổi thọ cao nhất vừa đón sinh nhật lần thứ 119 vào ngày 02/02/2022.
Vậy có bao giờ bạn tự hỏi : Tại sao người Nhật sống lâu và có tuổi thọ cao như vậy? MSS VIỆT NAM sẽ bật mí cho bạn các nguyên tắc vàng để sống khỏe như người Nhật qua nội dung dưới đây.
Chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh.
Người Nhật có một chế độ ăn uống rất cân bằng, chứa các loại thực phẩm chủ yếu như cá giàu omega, gạo, ngũ cốc nguyên hạt, đậu phụ, đậu nành, miso, rong biển và rau… Tất cả những thực phẩm này đều chứa ít chất béo bão hòa và đường, giàu vitamin và khoáng chất giúp giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim.
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp tỷ lệ béo phì ở Nhật Bản thấp một cách ấn tượng. Theo một nghiên cứu được công bố trên BMJ, những người tuân theo chế độ ăn kiêng được khuyến nghị của chính phủ Nhật Bản có tỷ lệ tử vong thấp hơn 15% so với những người không thực hiện.

Rèn luyện trí não
Thiên tài chỉ có 1% bẩm sinh còn có tới 99% là rèn luyện – Đây chính là câu nói chúng ta đã được nghe rất nhiều về việc rèn luyện trí não.
Các tế bào trong bộ não của chúng ta liên tục được hình thành và chết đi. Việc duy trì thói quen rèn luyện chính là cách để bạn kích thích khả năng tư duy, ghi nhớ của bộ não giúp não nhanh nhẹn hơn, điều khiển tốt các bộ phận trên cơ thể,…
Đọc sách, học chơi nhạc cụ, nấu ăn, khiêu vũ hoặc một ngôn ngữ mới chính là cách để bạn kích thích bộ não của bản thân hoạt động, tập trung hơn. Rèn luyện trí não ngay từ khi còn trẻ sẽ hạn chế nguy cơ bị mất trí nhớ khi về già.

Làm việc chăm chỉ
Tại hầu hết các quốc gia khác, độ tuổi nghỉ hưu thường là là 55 – 60 tuổi, nhưng tại Nhật, con số này là 65 tuổi ở cả nam và nữ.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có rất nhiều người trên 65 tuổi tại Nhật vẫn đi làm. Theo một thống kê vào năm 2017, có đến 63,6% phụ nữ Nhật Bản trong độ tuổi từ 55 – 64 tuổi vẫn đang làm việc.
Tiến sĩ SHigeaki Hinohara – một trong những người đi đầu cho y học Nhật Bản cũng khuyên mọi người chăm chỉ làm việc, không nghỉ hưu hoặc nghỉ hưu sau tuổi 65. Ông cũng là ví dụ điển hình cho sự làm việc chăm chỉ của người Nhật – vẫn làm việc vài tháng trước khi qua đời ở tuổi 105.
Người cao tuổi Nhật Bản cũng được khuyến khích tham gia các hoạt động thể chất, làm tình nguyện, tham gia nghiên cứu lĩnh vực chuyên môn để nâng cao sức khỏe.
Môi trường sống và nước sạch
Người Nhật rất chú trọng tới môi trường sống cũng như nguồn nước sạch. Khi tới đất nước Nhật Bản bạn sẽ dễ dàng nhận thấy các cung đường tuyệt đẹp với các hàng cây hoa Anh Đào. Đặc biệt là hầu như rất khó để tìm thấy rác trên những cung đường này.
Ngoài ra, nghỉ lại Tokyo hoặc các thành phố lớn khác, bạn có thể thấy khách sạn đã chuẩn bị vài chai nước suối nhưng thay vì dùng chúng, bạn có thể uống trực tiếp từ vòi.Đa phần nước máy tại Nhật Bản có thể uống trực tiếp tại vòi.
Vậy tại sao nước máy tại Nhật lại có thể uống trực tiếp. Đó là bởi vì nước máy đã được xử lí lọc để có thể trực tiếp uống được. Trước khi một giọt nước đến tay người dân Nhật, nó phải vượt qua 51 tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đặt ra, bao gồm kiểm tra độc tính, các chất gây ô nhiễm, cùng với các xét nghiệm để đảm bảo màu sắc, độ trong và mùi.
Hiện nay tại Nhật Bản có rất nhiều nhà máy sản xuất thiết bị lọc nước nổi tiếng với công nghệ tiên tiến. Một trong những công ty đó chính là công ty OH-Nhật Bản. Công ty chuyên sản xuất và phân phối các loại máy lọc nước với công nghệ độc quyền đã được cấp bằng sáng chế tại Nhật Bản.
Công ty MSS Việt Nam hiện đang phân phối và bán các sản phẩm máy lọc nước OH của Nhật Bản như máy lọc nước máy thành nước uống, lọc nước sông, nước biển, nước thải thành nước sinh hoạt, nước ống.
Lời kết
MSS tự hào là công ty chuyên cung cấp và phân phối độc quyền máy lọc nước OH-Nhật Bản để mang đến nguồn nước sạch, đảm bảo chất lượng với chi phí phải chăng, góp phần cải thiện chất lượng nước uống nhằm phục vụ cho nhu cầu của quý khách với phương châm lòng tin của khách hàng là thành công của chúng tôi. Mọi sự thắc mắc về thông tin sản phẩm hãy liên hệ ngay đến với công ty MSS để được chúng tôi tư vấn và tận tình hỗ trợ để có thể lựa chọn máy lọc phù hợp với nhu cầu của bạn.
Cùng chuyên mục
Tổng hợp các giải pháp cho nước uống tinh khiết, nước sạnh hiện nay
27/04/2023
Nội dung Sinh Mệnh Của Con Người Phụ Thuộc Vào Nước Và Oxy.Các giải pháp cho nước uống tinh khiết, sạch được sử dụng phổ...
Xem thêmNước đun sôi để nguội có thật sự an toàn ?
27/04/2023
Như chúng ta đã biết, về cơ bản nước trong tự nhiên như nước giếng, nước sông, hồ… hay nước sinh hoạt đã qua xử...
Xem thêmNước đóng bình có an toàn không ?
27/04/2023
Như chúng ta đã biết, về cơ bản nước trong tự nhiên như nước giếng, nước sông, hồ… hay nước sinh hoạt đã qua xử...
Xem thêmVì sao nước máy ở Nhật lại uống được
20/04/2023
Trên thế giới có tổng cộng 196 quốc gia và vùng lãnh thổ tuy nhiên chỉ có 15 quốc gia là có thể uống trực...
Xem thêm